$532
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Vn1382. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Vn1382.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gió chướng ở vùng biên giới Long An hanh khô. Những nông dân chạy xe ôm vẫn miệt mài làm nghề để kiếm thêm thu nhập đón tết sung túc hơn. Đặc biệt, thường trực trong họ là sự nêu cao tinh thần cảnh giác để góp phần gìn giữ an ninh, trật tự địa phương.Tỉnh Long An có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài hơn 133 km. Hàng hóa thông thương và nhu cầu qua lại của người dân chủ yếu diễn ra tại 2 cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (xã Bình Hiệp, TX.Kiến Tường) và Mỹ Quý Tây (xã Mỹ Quý Tây, H.Đức Huệ).Nếu cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp chủ yếu thông quan hàng hóa, giao thương biên mậu và mỗi ngày chỉ hơn 100 người qua lại thì cửa khẩu Mỹ Quý Tây trung bình có hơn 600 người Việt Nam di chuyển qua lại với Campuchia. Đó chính là lượng khách hàng dồi dào của hơn 200 nông dân hành nghề xe ôm tại xã biên giới Mỹ Quý Tây.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, phần đông người có nhu cầu qua Campuchia tại cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây đến từ TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Long An... Để đến Campuchia, đa số họ di chuyển đến các bãi giữ xe của một người (ngụ H.Bến Lức, Long An) đầu tư gần khu vực cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây, sau đó di chuyển bằng xe ôm đến cửa khẩu. Phần lớn người Việt qua Campuchia tại các cửa khẩu ở Long An trở về nước trong ngày. Do đó, việc những người chạy xe ôm ở đây nếu có 1 khách hàng vào buổi sáng thì gần như chắc chắn sẽ đón vị khách đó vào buổi chiều.Theo tìm hiểu của PV, trong bán kính 10 km, sau khi qua cửa khẩu Mỹ Quý Tây có đến 5 casino (sòng bạc) và một khu vực kinh tế dịch vụ tổng hợp do người Trung Quốc làm chủ, đang hoạt động."Chúng tôi không rõ khách hàng qua Campuchia để làm gì, nhưng sẽ không nhận chở nếu khách là người lạ mặt và di chuyển từ Campuchia về mà không qua cửa khẩu; khách có nhu cầu chạy đi xa, đặc biệt là khách không có hộ chiếu. Ngoài các trường hợp này, nếu nhận thấy khách có biểu hiện khác thường, chúng tôi đều sẽ báo đến Trực ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Chúng tôi cần tiền, nhưng cái cần thiết và thiêng liêng hơn đó là góp phần đảm bảo an ninh cho khu vực biên giới", ông Dân, một người chạy xe ôm lâu năm ở khu vực cửa khẩu, bày tỏ.Do đường biên giới qua Long An dài hơn 133 km nên ngoài các cửa khẩu quốc tế, còn rất nhiều đường mòn, lối mở có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa 2 nước. Do đó, từ lâu khu vực này là địa bàn phức phức tạp cho các loại tội phạm trốn truy nã, buôn lậu thuốc lá, ma túy, rượu ngoại, đồ gia dụng, điện tử…Một lãnh đạo Công an H.Đức Huệ cho biết, trước kia, đa số người chạy xe ôm tại khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây ít nhiều đều có tham gia vận chuyển hàng cấm cho các đối tượng buôn lậu. Tuy là nhu cầu làm việc để kiếm thêm ít thu nhập lúc nông nhàn, nhưng đó là hành vi tiếp tay cho các đầu nậu buôn lậu, gây nguy hiểm cho thị trường trong nước và người tiêu dùng. Vì vậy, các lực lượng chức năng địa phương đã vận động, tuyên truyền để họ hiểu và sau đó đa số họ nghiêm túc tham gia các đội xe ôm tự quản tại địa phương. Họ trở thành "cánh tay nối dài" rất đắc lực của lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an H.Đức Huệ trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, buôn lậu. Ông Đen, một tài xế xe ôm ngụ ấp 5, xã Mỹ Quý Tây, chia sẻ: "Trước kia, tôi có tham gia nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Sau khi xuất ngũ về quê làm ruộng, gia đình túng thiếu nên có lần tôi nhận chở hàng lậu vào ban đêm. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy việc này chẳng những vi phạm pháp luật về hình sự mà còn quá nhiều rủi ro đến tính mạng của bản thân mình trong quá trình tham gia giao thông nên tôi quyết định không làm nữa". Theo Ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, nghề chạy xe ôm khu vực cửa khẩu được tổ chức thành các đội xe ôm tự quản. Mỗi đội có từ 5 đến 7 thành viên, do một người có uy tín cao nhất giữ vai trò đội trưởng. Việc nhận khách do các đội trưởng sắp xếp theo chu kỳ, nhằm bảo đảm thu nhập đồng đều cho các thành viên. Trong quá trình hành nghề, nếu các tài xế xe ôm nhận thấy có biểu hiện khả nghi đối với những người có mặt tại khu vực biên giới sẽ phải lập tức báo cáo cho đội trưởng hoặc báo trực tiếp qua đường dây nóng của Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Những người lái xe ôm cũng đã không ít lần trực tiếp hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Vn1382. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Vn1382.Nhắc đến ca sĩ Như Hảo, khán giả nhớ đến loạt ca khúc như Hỏi nàng xuân, Hương xưa… Với hơn hai thập kỷ hoạt động nghệ thuật cùng kinh nghiệm ngồi “ghế nóng” tại các sân chơi âm nhạc, giọng ca gốc Tây Ninh mang đến nhiều góc nhìn khi đảm nhận vai trò giám khảo Người kể chuyện tình. Chia sẻ về vai trò này, Như Hảo nói khi nhìn các thí sinh, cô bồi hồi nhớ về quãng thời gian là thí sinh của Tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 1992. Thời điểm đó, nữ ca sĩ thừa nhận bản thân vừa nhiệt huyết nhưng cũng không khỏi bỡ ngỡ. “Nhìn các bạn dự thi, tôi nhớ đến hình ảnh của bản thân ngày trước, cũng lo lắng, căng thẳng khi lên sân khấu vì lo tập trung nhớ bài thi. Tuy nhiên, hiện tại các bạn thí sinh vững chãi, có nhiều kinh nghiệm sân khấu hơn so với tôi ngày trước”.Nhắc đến thời điểm tham gia cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TP.HCM 1992, ca sĩ Như Hảo bày tỏ: “Tôi thấy những cuộc thi âm nhạc ở thời điểm hiện tại sinh động hơn, có nhiều đất để các thí sinh thể hiện tài năng của mình. Nói thế không có nghĩa là so sánh vì mỗi thời điểm mỗi cuộc thi sẽ có cách tổ chức khác nhau. Và tôi biết ơn vì Tiếng hát Truyền hình TP.HCM đã đưa tôi đến gần với công chúng”.Bước ra từ một sân chơi âm nhạc với giải thưởng cao nhất, ca sĩ Như Hảo nhanh chóng trở thành một trong những giọng ca được yêu mến. Thế nhưng khi ở “đỉnh cao” của sự nghiệp, giọng ca gốc Tây Ninh để lại nhiều tiếc nuối khi lui về hậu phương vun vén tổ ấm. Từng là nữ ca sĩ được “săn đón” tại khắp các sân khấu, khi trở thành người phụ nữ của gia đình, Như Hảo chưa bao giờ ngừng nghĩ về ca hát và luôn chất chứa khát khao trở lại sân khấu.Chọn cách tạm dừng sự nghiệp ca hát để chăm lo gia đình, Như Hảo ngậm ngùi khi hai cuộc hôn nhân đều có kết quả không như mong muốn. Hậu đổ vỡ, giọng ca gốc Tây Ninh “nương tựa” vào âm nhạc. Với chị, âm nhạc chính là “liều thuốc” chữa lành cho trái tim của mình: “Với nhiều người, âm nhạc chính là liều thuốc chữa lành cho trái tim nhưng với tôi, không những chữa lành cho trái tim mà còn là động lực để tôi cố gắng trong mọi hoàn cảnh, vấn đề trong cuộc sống. Khoảng thời gian đó, phần lớn tôi dựa dẫm vào bản thân mình”.Trải qua một thời gian lấy lại tinh thần sau những đổ vỡ trong đời sống tình cảm, ca sĩ Như Hảo quyết tìm lại “hào quang” của chính mình. Trong ngày đầu trở lại sân khấu sau hơn 10 năm gián đoạn, giọng ca 7X vỡ òa khi vẫn được khán giả đón nhận. Ca sĩ quê Tây Ninh hạnh phúc nói: “Khi tôi xuất hiện trên sân khấu sau nhiều năm gián đoạn, tôi bất ngờ khi khán giả vẫn còn nhớ đến mình, thậm chí họ còn gửi tin nhắn động viên tôi. Rồi tôi nhận ra đó chính là động lực để tôi tiếp tục duy trì sự nghiệp ca hát cho đến nay”.Nhiều năm “vắng bóng” ở thị trường nhạc Việt, ca sĩ Như Hảo có màn trở lại tương đối khiêm tốn. Không quảng bá rầm rộ hay xuất hiện tại các sân khấu lớn nhỏ, cô chọn cách tham gia một vài gameshow về ca nhạc hay xuất hiện trên các đài truyền hình với vai trò giám khảo cuộc thi và thu âm băng đĩa. Bên cạnh đó, cô còn sắp xếp thời gian để gần gũi với con gái của mình. ️
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu. ️
Chiều 25.2, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), ban tổ chức giải đã tiến hành kiểm tra, đánh giá lần 2 chất lượng mặt sân Quy Nhơn (sân nhà của CLB Bình Định). Với những điều kiện thuận lợi về thời tiết, chất lượng mặt sân Quy Nhơn nay đã thay đổi đáng kể so với đợt kiểm tra lần 1 vào ngày 22.2.Ban tổ chức giải đánh giá hầu hết các vấn đề tồn tại ở sân Quy Nhơn đã được khắc phục. Theo đó, mặt sân bằng phẳng, nền sân đảm bảo chất lượng, các vị trí cần bù mới, đắp thêm cỏ đã được thực hiện… Vào lúc này, mặt sân Quy Nhơn cơ bản đã đảm bảo đáp ứng các yêu cầu để tổ chức trận đấu theo quy định.Do vậy, CLB Bình Định sẽ được phép tiếp tục chuẩn bị, tổ chức trận đấu tại vòng 15 V-League 2024 - 2025 gặp CLB Bình Dương vào ngày 1.3 trên sân vận động Quy Nhơn theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, trong thời gian từ nay đến 28.2, để chuẩn bị tốt nhất cho trận đấu vòng 15, Công ty VPF và ban tổ chức giải đề nghị CLB Bình Định tạm dừng hoạt động tập luyện, thi đấu, đồng thời tiếp tục tăng cường tối đa các biện pháp chăm sóc, duy tu bảo dưỡng mặt cỏ, đặc biệt ở những vị trí mới bù, đắp thêm cỏ; kịp thời triển khai các công tác chuẩn bị sân thi đấu liên quan như cắt cỏ, lu sân, kẻ sân…Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của mùa giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2024 - 2025, Công ty VPF, ban tổ chức giải đề nghị CLB Bình Định cần có kế hoạch duy trì tốt công tác chăm sóc bảo dưỡng mặt sân; cân đối việc sử dụng sân để phục vụ công tác tập luyện cho phù hợp và chủ động phương án dự phòng cho các tình huống bất ngờ như thời tiết xấu...Sau vòng 14, CLB Bình Định đã rơi xuống đứng ở vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng, với 13 điểm. Do đó, việc được tiếp tục thi đấu trên sân nhà Quy Nhơn sẽ là động lực không nhỏ để thầy trò HLV Bùi Đoàn Quang Huy hy vọng có thể gây bất ngờ trước đối thủ mạnh là CLB Bình Dương. ️